Phương pháp này tương tự như tử vi, nhưng phức tạp, uyên áo, khó nắm vững hơn, vì thế ít người biết. Nó còn có thể giúp ta tìm giải pháp cho các mệnh có vấn đề. Nói chung, ta có thể:
Vạch ra cuộc đời của một người, từ lúc còn bé thơ, thanh niên, trung niên, đến già, chết
Mô tả tính tình, tướng mạo, sự nghiệp, nghề nghiệp, điạ vị xã hội, học hành, tiền bạc , giàu sang nghèo hèn, cát hung, thọ yểu , hôn nhân, tình duyên, bệnh tật, tai nạn , rủi ro, tử vong, lao tù , v..v..
Nêu rõ những việc liên quan đến các người thân của y : tổ nghiệp (âm đức tổ tiên), ông bà , cha mẹ, anh chị em, vợ/chồng, con cái;
Lịch sử :
Phương pháp này do LẠC Lộc sáng tạo từ đi nhà Ðường (618-907) bên Trung hoa. Nhưng theo một tài liệu khác thì ông ta sống ở đời nhà Hán (cách nay trên 2000 năm). Có thể đúng, vì học thuyết ngũ hành xuất hiện vào thời kỳ này ở Trung Hoa, và toàn bộ khoa Tứ Trụ đều xây dựng trên ngũ hành.
Ông dùng Can, Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh, chuyển qua ngũ hành, rồi theo sinh khắc chế hoá để tiên đoán vận mệnh cho rất nhiều người, tất cả đều chuẩn xác, nên đương thời coi ông như Thần, gọi ông là Lạc Lộc Tử.
Trọng tâm lý luận của Lạc Lộc là Trụ Năm, nó là chúa tể của 4 mùa, 12 tháng (nguyệt / mặt trăng), 360 ngày (nhật / mặt trời).
Phương pháp này sau đó được LÝ hư Trung , nhà thông thái của Hoàng gia nhà Ðường, thâm cưú, bổ túc thêm, nhưng vẫn còn dươí dạng các bài phú .
Ðến đời Ngũ đại (907-960), nó được TỪ Cư Dịch, tự là Tử Bình viết thành sách một cách có hệ thống, dùng mãi đến nay, nên đời sau gọi là phương pháp Tử Bình, để tưởng nhớ đến công lao cuả ông .
Trọng tâm lý luận của Tử Bình là Trụ Ngày, nó là nhật / mặt trời, chi phối toàn bộ vận mệnh của một người. Do đó nó được coi là THÂN, hay MỆNH CHỦ.
Qua đời nhà Tống (960-1279), hoà thượng Từ Ðạo Hồng đã quảng bá khoa này rộng rãi ở Giang Nam. Rất nhiều người nắm vững khoa này, và lưu truyền đến ngày nay. Nó dần dần đã vượt biên giới Trung quốc, lan truyền qua Ðài loan, Việt nam, Ðông Nam Á.
Ðến đời nhà Minh (1368-1644), có Vạn Dục Dân, tiến sĩ, nhà thông thái, đã viết một tác phẩm lớn, tổng hợp toàn bộ các kiến thức về xem mệnh được biết cho đến thời đó, trọng tâm vẫn là khoa Tử Bình.
Khoa này không dùng Bát Quái và Kinh Dịch, ngoại trừ khái niệm Âm/Dương. Ngược lại, nó tập trung vào tứ trụ. Mỗi trụ được tượng trưng bởi 1 trong 10 Can ( Giáp, Ất,...,Nhâm, Quý , ứng với Trời), và 1 trong 12 Chi (Tý, Sửu, Dần,...,Tuất, Hợi, ứng với Ðất). 4 trụ Can,Chi là 8 chữ, nên còn gọi là khoa Bát Tự.
Khoa này cũng dùng cát cát thần và hung sát tương tự trong Tử vi và Bốc phệ để giải đoán vận mệnh. Nhưng bọn thuật sĩ đã tạo ra quá nhiều thần sát để hù dọa những người mê tín đặng thủ lợi, đến nỗi người đời sau không biết đâu mà mò. Chúng ta chỉ cần khoảng 15 thần sát thường dùng là đủ. Cốt tuỷ vẫn phải là ngũ hành sinh khắc chế hoá. Thần sát chỉ nên được dùng để bổ túc cho các kết luận khi dự đoán.
Nguyên lý :
Theo phương pháp này, đời ngươì được chia thành các vận 10 năm, rôì trong vận lại chia thành từng năm (còn gọi là lưu niên hay thái tuế), do đó ta không phải chỉ có 4 mà là 6 trụ để luận giải . Có khi lại còn chia năm ra từng tháng, tuy xuống tới tháng thì ít khi dùng đến, nhưng cũng cùng một nguyên lý ngũ hành; nó được dùng trong trường hợp người xin đoán cần lấy những quyết định quan trọng trong một năm nào đó.
Phương pháp này lý giải Mệnh Vận theo :
- Âm dương
- Ngũ hành sinh khắc chế hoá
- Và khả năng thiên phú nắm bắt được các thông tin khi dự đoán (paranormales) của người đoán... |