Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược theo quốc lộ 8A khoảng 5 km rồi rẽ trái qua xã Đức Thịnh khoảng một cây số là đến Thái Yên, Đức Thọ, nơi có nghề mộc truyền thống nổi tiếng.
Nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và ai là “ông Tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, họ chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án… để thờ tự. Rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, ở làng nghề này luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ tứ quý tại các đình chùa, lăng tẩm.
Những người thợ Thái Yên còn được vinh dự được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội. Với đôi tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh làng nghề truyền thống. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền… được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.
Hàng năm lễ hội Giỗ Tổ nghề mộc được tổ chức vào đầu năm âm lịch để báo cáo với Tổ nghề những công việc làm ăn năm qua và xin Tổ phù hộ cho công việc trong năm tới.
Với sự khéo léo, sáng tạo, sức lao động cần mẫn miệt mài của những nghệ nhân tài hoa, và những đóng góp của người dân Thái Yên trong kháng chiến Nhà nước đã phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện Đức Thọ và Tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới.
Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược theo quốc lộ 8A khoảng 5 km rồi rẽ trái qua xã Đức Thịnh khoảng một cây số là đến Thái Yên, Đức Thọ, nơi có nghề mộc truyền thống nổi tiếng.
Làng mộc nội thất đồ gỗ Thái Yên Hà Tĩnh
Nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và ai là “ông Tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, họ chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án… để thờ tự. Rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, ở làng nghề này luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ tứ quý tại các đình chùa, lăng tẩm.
Những người thợ Thái Yên còn được vinh dự được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội. Với đôi tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh làng nghề truyền thống. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền… được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.
Hàng năm lễ hội Giỗ Tổ nghề mộc được tổ chức vào đầu năm âm lịch để báo cáo với Tổ nghề những công việc làm ăn năm qua và xin Tổ phù hộ cho công việc trong năm tới.
Với sự khéo léo, sáng tạo, sức lao động cần mẫn miệt mài của những nghệ nhân tài hoa, và những đóng góp của người dân Thái Yên trong kháng chiến Nhà nước đã phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện Đức Thọ và Tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. |