690 năm trước CN
Họ Đoàn xuất nguyên từ nước Trịnh tại đầu thời Xuân Thu, đến nay đã có lịch sử 2700 năm. Dựa vào "Sử kí - Trịnh thế gia" ghi chép, Trịnh Vũ Công ở Tân Trịnh thuộc đất Hà Nam lập nên nước Trịnh, sau Trịnh Vũ Công bị bệnh chết. Con trưởng tên là Ngụ Sinh kế vị tức là Trịnh Trang Công. Con thứ hai là Thúc Đoàn xuống tại đất Túng Dung của mẹ mình, mưu tính chiếm chính quyền nước Trịnh. Sau đó thất bại tìm đường trốn chạy, tụ tập chư hầu đến đất Cung, hiện nay thuộc huyện Huy tỉnh Hà Nam. Thúc Đoàn sau khi đến đất Cung lại xưng là Cung Thúc Đoàn, sau đến đời con cháu của ông ấy có người lấy tên của ông ấy làm tên họ, tức là họ Đoàn.
30 năm trước CN
Nhân vật họ Đoàn ở thời Cổ đại, là dân tộc đoàn kết có cống hiến người trị đắc đạo là Đoàn Hội Tông. Đoàn Hội Tông ở thời Tây Hán (năm thứ 33 trước Công nguyên), giữ chức Đô hộ Tây Vực, ở Tây Vực các dân tộc rất thành tín. Tăng cường mối liên hệ giữa Trung Nguyên và Tây Vực của các dân tộc.
Họ Đoàn Việt Nam
40 năm sau CN
Năm tân-sửu (41) vua Quan-vũ sai Mã Viện làm Phục-ba tướng-quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan Lâu-thuyền tướng quân là Đoàn Chí sang đánh Trưng-vương.
Mã Viện đánh được Trưng-vương đem đất Giao-chỉ về thuộc nhà Hán như củ, rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đấy và biến cải mọi cách chính trị trong các châu quận. Đem phủ-trị về đóng Mê-linh13 và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: "Đồng trụ chiết, Giao-chỉ diệt." Nghĩa là cây đồng trụ mà đổ thì người Giao-chỉ mất nòi. Sử chép rằng người Giao-chỉ đi qua lại chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng-trụ một hòn đá, cho nên về sau chỗ ấy thành ra núi, phủ mất cả, đến bây giờ không biết cột ấy ở chỗ nào.
Năm 544 - 602
Họ Đoàn phát tích từ đâu, có mặt tại việt Nam vào thời gian nào và có bao nhiêu dòng thì rất khó xác định. Các dấu tích còn lại được biết họ Đoàn ở Việt Nam có mặt ít ra từ thời Tiền Lý. Trong thần phả đình làng An Mai (nay là thôn Thanh Mai, xã An thanh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do tiến sỹ Nho học Nguyễn Viết Báo viết thì vào thời Tiền Lý (544 - 602) đã có ông Đoàn Danh Tích về An Mai khai hoang, lập làng
Năm 865
Xuất phát của họ Đoàn có lẽ là từ vùng Hưng Hóa (Phú Thọ), nhưng gốc tích họ Đoàn ở Việt Nam phải truy lên đến họ của các chậu (lãnh chúa một mường) ở vùng "Mười hai bản mường" (Xịp soỏng bản nà; nay thuộc tỉnh Vân nam, Trung Quốc). Các chậu, sau này là vua Nam Chiếu, đều họ Đoàn, các vua Nam Chiếu thông gia với người Lý Lão (người Tày, cùng chủng tộc với người Nam Chiếu tộc Thái) ở Việt nam, và khi người Lý Lão Việt Nam nổi loạn giết đô hộ Lý Trác khoảng năm 856 đời Đường thì quân Nam Chiếu do tướng Đoàn Tù Thiên cầm đầu sang chi viện, chiếm luôn thành An Nam đô hộ phủ trong 3 năm...Sau đó quân Nam Chiếu bị Cao Biền đánh bại, chết và bị bắt làm tù binh khoảng 5 vạn (năm 865 đời Hàm Thông). Có lẽ số tù binh đó là những người họ Đoàn đầu tiên tại Việt nam (trước đó không thấy ai họ Đoàn trong lịch sử Giao Chỉ cả).
Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Giao đánh chiếm phủ thành. Nam Giao hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Giao cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.
Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.
Năm 902
Sau đó triều đại Nam Giao bị suy yếu và bị lật đổ vào năm 902; sau ba lần thay ngôi, Đoàn Tư Bình mới thống nhất được các sứ quân Nam Giao vào năm 937 xong đổi tên nước thành Đại Lý. Thời bấy giờ họ Đoàn của nhà Đại Lý đã chịu sự ảnh hưởng sâu đậm của phái Mật Tông của Phật giáo (như triều Lý Trần ở xứ ta); Phật Giáo đã trở thành quốc giáo của xứ nầy. Đoàn Tư Bình đổi tên Đại Lý có ý là lấy giáo lý của Phật làm tên nước. Trước đó đạo Phật đã truyền sang Nam Giao qua ngã Thổ Phồn (Tây Tạng); vị vua cuối cùng của Nam Giao vì quá sùng đạo nên lơ là việc nước dẫn dắt đến sự truất ngôi, phân chia rồi được thống nhất do Đoàn Tư Bình bắt đầu triều Đại
Vương quốc Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong cho đến khi Đoàn Tư Bình chiếm được quyền hành năm 937 và thiết lập ra vương quốc Đại Lý.
Từ năm 937-1253
Một nghìn một trăm năm đến nay, cộng đồng người Bạch cư trú ở trong này cùng người Di, người Hán đã sáng tạo ra nền văn hóa Đại Lí rực rỡ phong tình. (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Thủ đô của vương quốc này là thành Đại Lý
Năm 939-965 Vào thời nhà Ngô (939 - 965) đã có cụ Đoàn Huy Lượng - tướng của Ngô Quyền - tham gia đánh giặc Nam Hán, hiện có đền thờ ở Nghi Đoan (Hải Phòng).
Năm 1010 - 1028 Vào đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) khi cụ Tổ họ Trần về làng An Mai thì đã có người họ Đoàn sinh sống. Ở thôn An Bài, xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có cụ Đoàn Quý Công, huý Đạo Cao, theo truyền lại là đã về đây vào thời Tiền Lý. Cụ có công tổ chức khai hoang lập làng Bệ (nay là thôn An Bài) được 12 họ khác của làng ghi công trong Gia phả. Tại An Bài có tượng và miếu thờ cụ Cao với sắc phong là: Lương y viện dược thạch tổ lưu truyền tại miếu thuỵ, vì cụ là một thầy thuốc giỏi.
Năm 1072-1127 ĐOÀN VĂN KHÂM: (tk. Đoàn Văn Liễn; thế kỉ 11 - 12), nhà thơ Việt Nam. Không rõ quê quán. Thượng thư Bộ Công đời Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Là nhà thơ có tư tưởng Thiền học. Ba bài còn lại: "Tặng Quảng Trí thiền sư", "Vãn Quảng Trí thiền sư", "Truy điệu Chân Không thiền sư" bằng chữ Hán chép trong "Hoàng Việt thi tuyển" do Bùi Huy Bích sưu tập cho thấy Đoàn Văn Khâm rất hâm mộ những vị tu hành, nhưng bản thân không lên núi ở ẩn chỉ vì "chót bị cái dây cân đai buộc chặt vào hàng ngũ chim cò" (hàng ngũ quan lại).
Vãn Quảng Trí Thiền Sư Lâm loan bạch thủ độn kinh thành Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch Hốt văn di lý yểm thiền quynh Trai đình u điểu không đề nguyệt Mộ tháp thùy nhân vị tác minh Ðạo lữ bất tu thương vĩnh biệt Viện tiền sơn thuỷ thị chân hình
Ðoàn Văn Khâm Viếng Thiền Sư Quảng Trí* Rừng sâu, đầu bạc lánh kinh thành, Rũ áo về non thơm ngát danh. Những ước sửa khăn hầu cửa Phật, Thoắt nghe tin báo, mộng hồn kinh. Sân chùa chim tối kêu vầng nguyệt, Mộ tháp ai người viết bức minh? Ðạo hữu can chi buồn vĩnh biệt, Chùa xưa, non nước hiện chân hình.
Thiền sư Quảng Trí họ Nhan. Năm đầu niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059) sư từ bỏ thế tục đến tham vấn Thiền Lão ở Tiên Du . Nhờ một câu nói của Thầy, sư nhận được yếu chỉ, từ đó dốc sức vào thiền học. Về sau sư trụ trì chùa Quán Ðỉnh núi Không Lộ, kết bạn với tăng Minh Huệ, người đời cho là Hàn Sơn, Thập Ðắc tái thế . Công bộ thượng thư Ðoàn Văn Khâm làm bài thơ trên thương tiếc khi sư quy tịch (khoảng niên hiệu Quảng Hựu 1085-1091)
Năm 1211 Từ năm 1211 trong nước Đại Việt đã hình thành ba thế lực phân cát lớn là: ● Họ Đoàn (Hải Dương và Hải Phòng).
● Họ Trần (Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên).
● Họ Nguyễn (Quốc Oai, Hà Tây)
Họ Trần ở Thiên Trường, do hai anh em họ Trần là Trần Thừa và Trần Tự Khánh lãnh đạo (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, phía hữu ngạn sông Hồng).
Họ Đoàn ở Hồng lộ, do Đoàn Thượng và Đoàn Chủ cầm đầu (phía tả ngạn sông Hồng, gồm các quận Gia Lộc, Bình Giang, Thanh Miên và Ninh Giang tỉnh Hải Dương ngày nay).
Họ Nguyễn ở Bắc Giang, do Nguyễn Nậu và Nguyễn Nãi lãnh đạo ( phía bắc sông Đuống – tên cổ thời là sông Thiên Đức, gồm các quận Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Triều đình nhà Lý chỉ kiểm soát vùng xung quanh Thăng Long. Trong quá trình nắm quyền bính trong triều cho tới khi thay ngôi nhà Lý, nhà Trần tiếp tục phải đối phó với các lực lượng cát cứ từ thời Lý.
Do thế lực chưa đủ mạnh để trấn áp tất cả các lực lượng nổi dậy, họ Trần phải dùng chiến thuật khi đánh khi hoà, thậm chí cả biện pháp hôn nhân; và tận dụng sự xung đột của chính các thế lực này tự làm yếu nhau.
Sau khi nhà Trần thành lập, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng năm 1228. Nhưng không lâu sau, cuối năm 1229, Nguyễn Nộn ốm chết, lực lượng của Nộn tự tan rã. Nhà Trần chấm dứt được cục diện chia cắt, tập trung củng cố nội chính sau nhiều năm nghiêng ngả dưới thời Lý. Bộ tư liệu nội chiến cuối Lý 1209-1229
Màu đỏ: khởi nghĩa Phí Lang ở làng Đại Hoàng ( Ninh Bình). Năm 1202, người làng Đại Hoàng bị bắt đi phu xây cửa Đại Thành ở Thăng Long cực khổ quá nên khởi nghĩa. Người chỉ huy là Phí Lang cùng với Đinh Khả, người tự xưng là hậu duệ nhà Đinh. Nhà Lý sai Trần Hinh và Từ Anh Nhĩ đi đàn áp nhưng bị đánh bại, Anh Nhĩ chết tại trận. Tháng 5 năm 1205, vua Lý Cao Tông lại sai Đỗ Anh Doãn đi đánh, vẫn thua. Đến tháng 10, Đàm dĩ Mông đem quân đắp lũy để đánh nghĩa quân, cùng lúc quân Phí Lang đốt hành cung Ứng Phong ( Nam Định), phá kho thóc, đốt nhà cửa. Đến tháng 8 năm đó, vua đành phải dụ hòa. Phí Lang và 170 hào trưởng ra hàng, song thực tế từ đó họ đã hoàn toàn chiếm lĩnh Ninh Bình.
Màu Tím: Họ Đoàn ở Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng). Tháng 9 năm 1207, hào trưởng lớn là Đoàn Thượng, Đoàn Chủ nổi loạn, xây thành xưng vương. Vua sai Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di, Trần Hinh, Bảo Trinh họp quân đàn áp. Đoàn Thượng không chống nổi, ngầm mua chuộc quan trong triều là Phạm Du tâu vua rút quân về. Từ đó họ Đoàn ngày càng lớn mạnh, ngầm liên minh với Phạm Du, trở thành 1 trong 3 thế lực lớn nhất đất nước thời cuối Lý.
Màu Xanh: Họ Trần ở Lưu Xá ( Thái Bình). Bắt đầu là ông Trần Lý, vốn nghề đánh cá, sau giàu có, liên kết với họ Tô và họ Lưu trong vùng, mua 1 chức quan nhỏ, trở thành người có thế lực. Mới đầu họ ko tham dự gì vào các cuộc phân tranh, chỉ ngấm ngầm mở rộng thế lực, chiếm cứ Hải Ấp ( Thái Bình). Khi Quách Bốc nổi loạn, họ tạm về phe với Quách Bốc.
Màu Cam: Phạm Du ở Nghệ An. Đầu năm 1209, vua sai Phạm Du coi việc quân ở Nghệ An. Du nhân đó liều chiêu nạp trộm cướp, tăng cường thế lực, ngầm cấu kết với họ Đoàn ở Hồng Châu nhưng sau đó bị Phạm Bỉnh Di đánh bại ( lại còn tiến lên Hồng Châu giết cả Đoàn Chủ). Du vu tấu với Lý Cao Tông giết chết Phạm Bỉnh Di rồi đưa vua chạy trốn. Ít lâu sau, vua sai y về liên kết với họ Đoàn để đánh họ Trần đang nhân đó phất lên. Thế nhưng Phạm Du bị giết dọc đường, phe phái này cũng theo đó tan rã.
Màu Vàng Đậm: Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc ở Đằng Châu ( Hưng Yên). Vốn là 1 hoạn quan được vua tin cẩn. Năm 1209, Phạm Bỉnh Di được lệnh mang quân đánh loạn Phạm Du. Nhưng đánh bại Phạm Du và họ Đoàn rồi, ông ta lại bị vu tấu và bắt giam, giết chết. Tướng dưới quyền là Quách Bốc nghe tin giận quá, kéo quân đánh vào kinh đô, khiến Lý Cao Tông phải bỏ chạy. Ban đầu, phe phái này liên minh với họ Trần nhưng ngay trong năm ấy bị chính họ Trần tiêu diệt và thôn tín.
Màu Hồng Nhạt: Họ Phạm ở Nam Sách thuộc Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng): 1 họ lâu đời, có thế lực, ít tham dự cuộc phân tranh.
Đại Việt trong năm 1210 ( trước Trận Khoái Châu) họ Trần thôn tín thế lực của Quách Bốc ở Khoái Châu, bành trướng thế lực nhanh chóng Đại Việt năm 1212 ( sau trận Khoái Châu): họ Trần bị họ Đoàn đánh bại ở Khoái Châu. Trần Tự Khánh túc giận phá đê nhấn chìm cả Khoái Châu khiến dân chúng ở đây phẫn nộ bỏ theo họ Đoàn. Sau đó, họ Trần liên kết với họ Nguyễn để đánh họ Đoàn.
Năm 1254 Ở phương Bắc, người Mông Cổ dần dà xâm chiếm Trung Quốc. Sau khi tiêu diệt nhà Kim phía bắc, các vua Mông Cổ tiến xuống phía nam để diệt nước Nam Tống vốn đã suy yếu khi bị nhà Kim của người Nữ Chân xâm lấn từ đầu thế kỷ 12. Để tạo thế bao vây Nam Tống, vua Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam (1254) và sau đó đánh sang Đại Việt.
Ngột Lương Hợp Thai (theo tên gọi trong Trung văn: 兀良合台; 1200-1271[1]) là tướng chỉ huy khi quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258. Ngột Lương Hợp Thai được xếp là công thần đứng hàng thứ 3 của nhà Nguyên. Đại Việt Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý. Nó ra đời năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Nó tồn tại không liên tục, đến năm 1804.
Năm 1254, Ngột Lương Hợp Thai tiến chiếm thành công nước Đại Lý - quốc gia của người Thoán Bặc (người Di ở Vân Nam) - và bắt sống vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí. Từ năm 1252, Ngột Lương Hợp Thai và Hốt Tất Liệt đánh Đại Lý, chiếm được kinh đô từ năm 1253, sau đó Hốt Tất Liệt nhận việc mới và Ngột Lương Hợp Thai trở thành tổng chỉ huy.
Quân đội của Ngột Lương Hợp Thai gồm kỵ binh Mông Cổ và quân sĩ người Di. Tổng cộng là cỡ 2,5 vạn. Tiên phong là tướng Triệt Triệt Đô. Ngoài A Truât, con trai Ngột Lương Hợp Thai, còn có phò mã của Mông Cổ là Hoài Đô. Dẫn đường là Đoàn Hưng Trí – vua Đại Lý.
Cuối năm 1257 âm lịch, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai hay 兀良合台) mang 3 vạn quân tiến vào nước Đại Việt qua đường Vân Nam. Vua Trần Thái Tông đích thân ra chiến trận. Quân Trần cố gắng chặn nhưng quân Mông Cổ vẫn tiến vào được Thăng Long. Nhân dân Thăng Long theo lệnh của triều đình đã thực hiện "vườn không nhà trống", rút về Thiên Mạc (Hà Nam). Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long chưa đầy 1 tháng thì bị thiếu lương thực. Nhân cơ hội đó quân Đại Việt phản công ở Đông Bộ Đầu (Từ Liêm-Hà Nội). Quân Mông Cổ thua phải rút khỏi Thăng Long, đến vùng Quy Hóa (Yên Bái) bị quân của tộc trưởng Hà Bổng đánh tan tác, quân Mông Cổ rút chạy về Vân Nam.
Năm 1335
Đời thứ 3 cụ Đoàn Trang Tùng có tướng Đoàn Nhữ Hài cũng là một người học rộng, tài cao. Năm 20 tuổi khi còn là học sinh, Ngài đã được phong là Ngự Sử trung tán sau khi viết thành công bài biểu tạ lỗi của vua Trần Anh Tông đối với thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã giữ các chức vụ: Tham tri chính sự, Sứ thần, Hành khiển, Kinh lược Nghệ An, Đốc tướng chỉ huy toàn quân cùng vua Trần thân chinh đi dẹp giặc ở miền Tây Nghệ An, Ngài tử trận năm 1335. Danh tướng Đoàn thượng và Đoàn Nhữ Hài được thờ ở đền An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cùng tướng Lê Thạch và Hà Anh. Đền này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quôc gia.
Đời sau dòng họ cụ Đoàn Văn Khâm ở Tô Xuyên, Thái Bình có Đoàn Phúc Lãnh đã từ Tô Xuyên về định cư ở làng Mắt vào năm 1170 (làng Mắt nay là thôn Tu Trình, xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Có tin nói cụ Lãnh làm huyện lệnh Trường Tân (Hải Dương) được bổ là Hà đê chỉ huy sứ vùng Thái Bình. Năm 1354 có một chi họ Đoàn từ Tu Trình chuyển về làng Quảng Nạp (nay là thôn Quảng Nạp, xã Thuỵ Trình, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Chi họ Đoàn làng Quảng Nạp thời nhà Hồ có cụ Đoàn Công Uẩn có công lập mưu cùng dân binh giết giặc Minh. sau khi thắng lợi, vua Lê Thái Tổ truy tặng cụ là Đoàn Mãnh tướng danh huân, được lập đền thờ và là Thành Hoàng làng Quảng Nạp. Đến năm 1509 có một chi họ từ Tu Trình chuyển sang làng Cờ, tỉnh Hải Dương. Cụ tổ chi họ này là Đoàn Thế Trực, đời sau cụ Trực có một số vị làm quan thời Hậu Lê, có sắc phong của nhà vua, con cháu hiện nay rất đông đúc ở hai xã Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và một số xã trong vùng.
Trên địa bàn Bắc Bộ chủ yếu là các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, chúng tôi đã thống kê được 150 chi họ có từ 15 đến 36 đời con cháu (con số này còn thấp so với sự thật). Những chi họ này là đời sau của các cụ tổ có nguồn gốc lâu đời nhất có thể ở ba địa bàn Hà Nội - Hải Dương - Thái Bình mà xưa kia là cùng một cụ tổ sinh ra, song vì chưa tìm ra tư liệu nên chưa chắp nối được thành từng dòng, trừ dòng họ cụ Đoàn Văn Khâm đã có một số cành chắp nối được đời thứ nhất cho đến trên 40 đời hiện nay.
Năm 1470
Sách Toàn thư ghi: “Tháng 8 (Canh Dần 1470) quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa đánh úp Châu Hóa. Tướng trấn giữ biên thùy Châu Hóa là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành rồi cho chạy thư báo cấp... Ngày mồng 6 (tháng 11) vua xuống chiếu thân hành đi đánh Chiêm Thành... Vua bèn gọi 26 vạn tinh binh, xuống chiếu thân chinh... Hôm ấy, sai Thái Sư Lân quận công Chinh lỗ tướng quân Đinh Liệt Thái bảo Kỳ quận công Chinh lô tướng quân Lê Niệm đem thủy quân 3 phủ vệ Đông, Nam, Bắc đi trước. Ban hành 24 điều lệnh đánh Chiêm Thành trao cho các quân doanh và các vệ ty Cẩm Y, Kim Ngô, Thần Vũ, Điện Tiền... Ngày 18 thủy quân vào đến đất Chiêm Thành... Ngày mồng 7 (tháng 2) vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra 2 cửa biển Tân áp và cựu Tọa dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến... Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống Trà Toàn rồi đem quân về... Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Đặt chức án sát sứ ở 12 thừa tuyên và đặt 3 ty ở Quảng Nam (1).
Hạt giống Đoàn Tộc Đông yên khởi nguồn từ ông Thái Thỉ Tổ ĐOÀN ĐẠI LANG tự là An Phận, cùng bà Nhứt nương hiệu An Tâm. Nguyên quán tỉnh Hải Dương, Phủ thừa tuyền hạ hồng, Huyện Gia Phước, xã Khuôn Phụ. Vào đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên (1+70) ông phò vua dẹp loạn Chiêm Thàn, lập nên công lớn trong việc bắt vua Chiêm là Trà Toàn Chiếm sự xong vua hạ chiếu ban sự hồi trào. Ông Đoàn Công Huyền xin lệnh trên ở lại đất Quảng Nam. Thời bấy giờ gọi là Quảng nam xứ (Từ thuận hóa trở vào) Ông quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu đặt tên là đông yên Châu, gọi là Quảng Nam xứ Thang Ba Phủ, Hà Đông huyện, Đông Yên Châu. Tây giáp Chiêm sơn phù ….. Nam giáp cửa eo Hàm Rồng, Bắc giáp Trường Giang đại thú, hướng Đông dỉ giang di giới. Tang đố liên miên, …. Cực mục. Nghĩa là trồng dâu nuôi tằm tiên tiếp, ngó tột mắt đến chợ …. Tức là Cầu Câu Lâu bây giờ.
Sách Cương mục, sau khi tường thuật lý do thân chinh của vua Lê Thánh Tông, diễn biến cuộc hành quân và đánh thành Chà Bàn y như Toàn thư, ghi tiếp: “Vệ quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn lên trước mặt vua, nhà vua ban chỉ dụ hỏi han yên ủi, sai dẫn cho ra ở ngoài ti trấn điện. Bèn hạ chiếu đem quân về... Tháng 6, Đặt đạo Quảng Nam. Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, quản lĩnh 3 phủ, 9 huyện, đặt 3 ty: Đô ty, Thừa ty, và Hiến ty và đặt vệ quân Thanh Hóa gồm 5 cơ sở.
Tên đất Quảng Nam xuất hiện từ năm Hồng Đức thứ 2 (tháng 6-1471, do vua Lê Thánh Tôn đặt cho dải đất vừa chinh phục được, dài đến cuối huyện Tuy Phước - Phú Yên ngày nay). “Quảng Nam thừa tuyên” có nghĩa là “đất mở rộng về phía Nam, vâng lệnh vua để tuyên dương đức hóa” (1).
Năm 1611, Nguyễn Hoàng tách vùng đất từ phía Nam đèo Hải Vân đến Bắc sông Thu Bồn (gồm các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc bây giờ) ra khỏi trấn Thuận Hóa để nhập vào trấn Quảng Nam đã có từ thời vua Lê. Đây là một quan niệm quy hoạch lãnh thổ rất hợp lý của Chúa Tiên, bởi vì đèo Hải Vân - mà Lê Thánh Tôn đã hào sảng mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan” - là một thực thể địa lý - lịch sử kỳ lạ của đất nước.
Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Đến đời sau Đức Tiên chúa vào chấn đất huyện hóa và Quảng Nam đóng đồn trú quân ở xã Ái tử, lúc bấy giờ năm dương lịch 1569, Tiên tổ Đoàn Công Nhạn nối theo đó mà phò Đức chúa Tiên cùng chấn có công. Đức chúa Tiên tấu phong ông Đoàn Công Nhạn là Tham Tướng chơn Nguyên Hầu.Kế sau đó có sắc lệnh ông Đoàn Công Nhạn kiêm chức các Châu thuộc Quảng Nam trấn đến các phủ. Lúc bấy giờ dân chúng đâu đó đều vào theo ông làm hầu hạ và thuộc quyền kiểm soát của ông. |