Điện năng lượng mặt trời lấy từ năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời được hấp thu trực tiếp qua tấm pin mặt trời chuyển hóa thành điện năng, nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn nên được gọi là hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc nối lưới.
Hệ thống Điện mặt trời Hòa lưới bao gồm:
- Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời
- Bộ Hòa Lưới
- Tủ bảo vệ & phân phối DC/AC
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Nguyên lý hoạt động điện năng lượng mặt trời
Hệ thống thích hợp với người dùng nhiều điện vào ban ngày (máy điều hòa, sản xuất, thang máy, chiếu sáng nhiều).
Độ lớn của hệ thống có thể từ vài kW đến hàng MW tùy vào các yếu tố:
• Diện tích lắp đặt tấm NLMT (1kW công suất điện mặt trời cần 8 – 10m2)
• Công suất điện tiêu thụ
• Khả năng tài chính và mong muốn của nhà đầu tư
Điện Mặt Trời Hòa Lưới dành cho:
- Hộ gia đình
- Văn phòng, Tòa nhà
- Nhà xưởng, Nhà máy
- Trường học, Bệnh viện
- Siêu thị, Trung tâm thương mại
- Nhà ga, Sân bay
Người dùng từ 1 triệu/tháng tiền điện trở lên có thể bắt đầu với hệ thống nhỏ nhất 1.5kWp với mức đầu tư vài chục triệu. Người dùng lượng điện ít hơn có thể sử dụng các bộ phát điện năng lượng mặt trời.
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI?
- Đơn giản nhất
- Ít tốn kém nhất, cả đầu tư ban đầu và kiểm tra bảo dưỡng
- Độ bền cao nhất, có thể đến hơn 30 năm không cần thay thiết bị
- Mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất.
- Lợi ích đối với người dùng và cộng đồng?
- Giảm lượng điện lấy từ lưới vào ban ngày, khi giá điện cao hơn ban đêm, tối đa hiệu quả giảm tiền điện.
Thời gian hoàn vốn ngắn (5 – 7 năm).
- Hình ảnh được nâng cao, nổi bật định hướng xanh và tính hiện đại của công trình
- Có nguồn thu từ bán lượng điện dư khi công ty điện lực mua lại
Sử dụng năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường
Giảm tải cho điện lưới vào mùa khô và giờ cao điểm
Nếu dùng HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÓ DỰ TRỮ sẽ không phải lo lắng khi mất điện
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÓ DỰ TRỮ LÀ GÌ?
Bình thường hệ thống hoạt động như hệ hòa lưới, khi mất điện hoạt động như hệ độc lập. Hệ thống tự động chọn chế độ và thiết bị sử dụng tùy trường hợp.
Khắc phục được hạn chế của cả hệ thống độc lập và hòa lưới, đây là giải pháp tối ưu cho người sử dụng điện mặt trời.
NHƯ THẾ NÀO LÀ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI CHẤT LƯỢNG CAO?
- Phù hợp nhu cầu, công suất điện mặt trời ≤ công suất tiêu thụ.
- Hiệu suất cao, phụ thuộc nhiều vào tấm NLMT và Bộ hòa lưới
- Lắp đặt tấm NLMT đúng quy cách (đúng hướng, đúng góc, không bị che bóng, đảm bảo thoát nhiệt)
- Lựa chọn phụ kiện vừa đảm bảo an toàn vừa tối thiểu hao phí
- Thiết kế và thi công đảm bảo dễ kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh
- 5 (99.32%) 295 đánh giá
VÍ DỤ MINH HỌA
Một văn phòng tại Tp. HCM mỗi giờ dùng khoảng 10kW muốn đầu tư hệ thống điện mặt trời hòa lưới.
Văn phòng hoạt động 8 tiếng từ 8h – 16h, như vậy tổng lượng điện sử dụng mỗi ngày là: 10kW x 8h = 80kWh.
Với công suất tiêu thụ trung bình như vậy, văn phòng có thể lắp hệ thống từ 10kWp trở xuống. Văn phòng quyết định chọn hệ thống 5kWp.
Tính trung bình, Tp.HCM có 4.6 giờ nắng/ngày (theo Bản đồ Nguồn năng lượng mặt trời và Tiềm năng tại Việt Nam – Bộ Công Thương), như vậy ước tính mỗi ngày hệ thống tạo ra lượng điện là: 5kW x 4.6 = 23kWh, giúp văn phòng giảm khoảng 23kWh / 80kWh = 28.75 % lượng điện lấy từ lưới.
Văn phòng muốn dự trữ điện mặt trời để dùng trong 2 tiếng khi mất điện cho những thiết bị ưu tiên, bao gồm: 3 camera ( 10W/cái ), 4 máy tính (350W/cái), 10 đèn tube LED (18W /cái), 4 quạt (50W/cái).
Tổng công suất: 3 x 10W + 4 x 350W + 10 x 18W + 4 x 50W = 1810W
Lượng điện dự trữ cần thiết là: 1810W x 2h = 3620Wh
Do đó, văn phòng cần số ắc quy (hoặc pin sạc) có thể chứa ít nhất 3.62kWh để đáp ứng nhu cầu.