Để mang lại thông tin thực tế và chính xác nhất khi mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng cho bạn đọc. QwangMing đã có buổi trò chuyện với anh Quốc một khách hàng của QwangMing kinh doanh các mặt hàng về vật liệu xây dựng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để có cái nhìn cụ thể nhất từ chia sẻ của chủ cửa hàng đã kinh doanh nhé.
Các bước mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng
Vì nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại đặc biệt là khi ngày càng có nhiều chung cư cao tầng, xu hướng đô thị hóa là tiềm năng khi mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Vì vậy anh Quốc đã quyết định dồn vốn đầu tư để có thể mở cửa hàng ngày trong thời gian ngắn.
Các bước mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Khi chuyển bị mở anh Quốc tham khảo kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng từ những người đi trước, trực tiếp khảo sát các doanh nghiệp, cá nhân đối thủ trong khu vực cũng như các cửa hàng thành công. Sau đó lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, các khoản vốn, rủi ro để lập một bản kế hoạch kinh doanh hợp lý nhất với số vốn hơn 400 triệu của mình.
Anh xác định muốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần phải có các bước bắt buộc và cụ thể không thể lược bỏ:
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng
Lựa chọn mặt bằng nằm ở mặt đường lớn, khu vực đông người qua lại, ngã ba ngã tư, khu vực gần chợ để thuận tiện cho việc giao dịch cũng như bốc dỡ hàng hóa.
Bước 2: Tìm hiểu thị trường
Tham khảo kỹ lưỡng về các sản phẩm, thương hiệu cũng như xu hướng khả năng chi trả cho các sản phẩm vật liệu xây dựng của khách hàng. Khảo sát thói quen tiêu dùng của nhóm đối tượng tiềm năng để khoanh vùng được nguồn hàng nhập ban đầu.
Bước 4: Lựa chọn nguồn hàng
Chọn nhà cung cấp là một bước không thể thiếu quyết định rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát giá nhà phân phối, giá đại lý, giá chiết khấu từ công ty cũng như giá bán của các cửa hàng quay khu vực kinh doanh để xác định mức giá có thể cạnh tranh.
Bước 5: Chuẩn bị không gian trưng bày, quảng cáo - tiếp thị
Để tiết kiệm không gian trưng bày cũng như sử dụng được một cách tối ưu nhất cửa hàng cần phải sử dụng hệ thống kệ siêu thị chuyên nghiệp để mang lại không gian thông thoáng mà vẫn đảm bảo đủ diện tích trưng bày sản phẩm.
Tiếp thị quảng cáo đến người thân bạn bè, sử dụng hệ thống mạng xã hội để quảng cáo cho chương trình khai chương với mục đích đưa thương hiệu đến nhiều người biết tới.
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần những gì?
Anh Quốc có vốn để mở cửa hàng vật liệu xây dựng khoảng 400 triệu. Xác định bước đầu sẽ vô cùng khó khăn vì vốn không nhiều nên anh tập trung vào các sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn mua nhất, chấp nhật không nhập các sản phẩm thuộc thương hiệu đắt, kén người mua.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng đã tìm hiểu thì ngành xây dựng có các nhóm cơ bản, anh Quốc quyết định đầu tư hành hóa ban đầu bao gồm:
- Nhóm mộc: Gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép...
- Nhóm hoàn thiện: Gạch ốp, vôi ve, sơn bả...
- Nhóm nội, ngoại thất: Điện, nước, đồ gỗ, sắt, mái, hàng rào…
Thủ tục mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng bao gồm:
- Đăng ký thủ tục xin giấy phép mở cửa hàng vật liệu xây dựng tại Sở Kế hoạch đầu tư.
- Đăng ký mẫu dấu và gửi thông báo về cổng thông tin quốc gia.
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục khai thuế tại chi cục thuế khu vực đăng ký mở cửa hàng kinh doanh.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với Sở Kế hoạch đầu tư.
- Thực hiện các thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
Những sai lầm khi mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng
1. Không quản lý dòng tiền
Khi bắt đầu vào kinh doanh a Quốc chia sẻ do quá tự tin vào việc quản lý tiền bạn do đã có kinh nghiệm khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa từ trước. Anh cũng có nợ với những khách hàng là người quen biết trong thời gian dài mà. Dẫn đến tình trạng trong nửa năm đầu anh không có vốn quay vòng, vốn ban đầu cạn kiệt kiến không có đủ vốn nhập hàng mới.
Hàng cũ vẫn bán nhưng không có doanh thu lãi ra khiến anh tìm đến phần mềm kế toán cũng như nghiêm túc vào công việc quản lý dòng tiền cho cửa hàng của mình. Anh thuê một nhân sự về để làm việc giúp cân đối kế toán tại cửa hàng, công nợ, dòng tiền, lãi lỗ...
2. Không dự trù chi phí vận chuyển
Đặc điểm của các sản phẩm vật liệu xây dựng là có tải trọng nặng, cồng kềnh vì vậy thời gian đầu anh thuê các đơn vị vận chuyển bên ngoài. Toàn bộ chi phí vận chuyển nhập hàng, giao hàng cho khách hầu hết do anh Quốc chi phí. Sau một thời gian anh nhận ra đây là một phương pháp không hiệu quả vì tốn chi phí rất lớn, thiếu nhân lực khi bốc dỡ hàng hóa cũng khiến anh gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian suy nghĩ anh Quốc quyết định sẽ mua xe ô tô loại nhỏ chuyên chở vật liệu xây dựng để chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hoá cho các đơn hàng yêu cầu chuyển đến công trình hoặc khách hàng đúng thời điểm yêu cầu. Anh cũng chủ động việc lấy hàng từ các đơn vị đại lý khác.
3. Không sử dụng kệ thống thiết bị trưng bày
Thời gian đầu anh Quốc không sử dụng bất kỳ một loại thiết bị hỗ trợ trưng bày nào vì nghĩ rằng không cần thiết. Tuy nhiên do các sản phẩm có kích thước và tải trọng lớn khiến không gian chật chội, không trưng bày được nhiều.
Anh Quốc tìm đến Vinatech để lắp đặt hệ thống kệ trưng bày cho cửa hàng của anh. Việc sử dụng kệ trưng bày sản phẩm giúp cửa hàng của anh được sắp xếp khoa học, đẹp mắt, lối đi rộng rãi thuận tiện cho khách hàng đến xem sản phẩm.
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng thực tế của anh Quốc chia sẻ. Theo anh để bắt đầu vào kinh doanh bạn cần vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng ít nhất từ 400- 500 triệu để đảm bảo nhập đủ hàng hóa, xoay hàng, thuê mặt bằng cũng như các rủi ro khác. Qua những chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn khi mở cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng
Vinatech chúc bạn thành công!