Sẽ rất đáng tiếc nếu lên các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu mà không được ăn thịt vịt bầu Qùy, thì coi như chưa đến và chưa cảm nhận hết được hương vị của miền sơn cước của tỉnh Nghệ An.
Trước kia, người dân Nghệ An có câu “nhất vịt bầu Quỳ, nhì gà chín cựa”.
Chúng tôi đến thăm trang trại nuôi vịt thịt, vịt đẻ của doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu ở xã Tiền Phong, huyện Quế Phong để tìm hiểu thêm về giống vịt này cũng như mô hình sản xuất của doanh nghiệp. Là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi và khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn, thu mua, bảo quản chế biến đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu là gia cầm trên khu vực các huyện miền núi.
Trao đổi với PV, ông Thái Diệu - Giám đốc doanh nghiệp cho biết:trước đây, khi đang sinh sống tại làng quê Yên Thành, gia đình ông chỉ nuôi vài ba trăm con vịt mà sản phẩm không tiêu thụ hết. Trăn trở vì cái nghèo, cũng là nỗi lòng về giống vịt đang bị mai một, sau nhiều đêm trăn trở, ông Diệu quyết tâm khôi phục lại giống vịt này bằng các mô hình chăn nuôi, sản xuất. Từ đó trong danh sách đặc sản xứ Nghệ, cái tênVịt bầu quỳ xuất hiện.
Doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu Nghệ An
Vịt bầu quỳ với đặc tính thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi ở khu vực miền núi như Quỳ Châu và Quế Phong, có khả năng tìm kiếm thức ăn trong thiên nhiên giỏi, sức chống chịu thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh cao, tốc độ tăng trọng nhanh. Với điều kiện bình thường, sau 60 ngày tuổi đạt 1kg/con; 120 ngày tuổi đạt 2kg/con. Nên ông Thái Diệu đã chọ vùng đất Quế Phong là nơi ông bắt đầu sự nghiệp và ước mơ của mình. Hình ảnh, chất lượng vịt bầu Qùy cũng hình thành từ vùng đất này.
Tận dụng tối đa ưu điểm của giống vịt này nhưng thời gian đầu doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, ông Diệu phải đi gom góp từng quả trứng. Tuy đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc ấp trứng, nhưng mẻ ra lò vịt bầu đầu tiên của gia đình ông cũng chỉ được vài chục con. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng vì tâm huyết, ông nâng niu, chăm chút mãi rồi số vịt ít ỏi cũng lớn dần thành đàn vịt mẹ, vịt bố. Chỉ ba năm sau trại chăn nuôi của ông Diệu Vịt bầu quỳ với đặc tính thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi ở khu vực miền núi như Quỳ Châu và Quế Phong, có khả năng tìm kiếm thức ăn trong thiên nhiên giỏi, sức chống chịu thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh cao, tốc độ tăng trọng nhanh. Với điều kiện bình thường, sau 60 ngày tuổi đạt 1kg/con; 120 ngày tuổi đạt 2kg/con.Nên ông Thái Diệu đã chọ vùng đất Quế Phong là nơi ông bắt đầu sự nghiệp và ước mơ của mình.Hình ảnh, chất lượng vịt bầu Qùy cũng hình thành từ vùng đất này.
Tận dụng tối đa ưu điểm của giống vịt này nhưng thời gian đầu doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, ông Diệu phải đi gom góp từng quả trứng. Tuy đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc ấp trứng, nhưng mẻ ra lò vịt bầu đầu tiên của gia đình ông cũng chỉ được vài chục con. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng vì tâm huyết, ông nâng niu, chăm chút mãi rồi số vịt ít ỏi cũng lớn dần thành đàn vịt mẹ, vịt bố. Chỉ ba năm sau trại chăn nuôi của ông Diệu đã có hàng nghìn con vịt bầu đẻ chính gốc Quỳ.
Năm 2007, Ban phát triển kinh tế miền núi huyện Quế Phong nhận thấy tiềm năng phát triển của mô hình kinh tế của ông, nên đã đầu tư 20 triệu đồng để bảo tồn giống vịt bầu cho trang trại của gia đình ông Diệu. Có thêm nguồn vốn, như có thêm động lực để thực hiện ước mơ, ông Diệu đầu tư lò ấp hiện đại, mở mang xây dựng trang trại.
Ngày 03 tháng 06 năm 2011 Liên minh sản xuất và tiêu thụ Vịt bầu quỳ xã Tiền Phong được thành lập, nằm trong dự án Cạnh tranh Nông nghiệp được thực hiện theo Hiệp định tài trợ số Cr 4518 –VN ký ngày 09 tháng 12 năm 2008 giữa Việt Nam với Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân Hàng thế giới. Là một đối tác lớn của liên minh, doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu có nhiệm vụ thu mua sản phẩm, tập huấn kĩ thuật chăn nuôi vịt bầu quỳ cho nông dân, tập huấn cho nông dân về lập kế hoạch sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm. Đồng thời cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn vịt. Mặt khác mở rộng phát triển thị trường, đổi mới về công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý, cải thiện thông tin hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc đăng kí thương hiệu; góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.Làm tiền đề cho các thành viên trong liên minh phát triển.
Với nỗ lực của doanh nghiệp, sự chung tay cùng vượt qua khó khăn của bà con nông dân thuộc liên minh, chính sách của Đảng, nhà nước và sự hỗ trợ của dự án, của các cấp, các ngành có liên quan; nông dân đã bắt đầu có ý thức sản xuất hàng hóa, chăn nuôi với sốlượng lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.Bên cạnh đó doanh nghiệp Diệu Châu đảm bảo thu mua cơ bản hết sản phẩm của bà con với giá cao hơn giá thị trường 5. 000 đồng/kg, lợi nhuận của doanh nghiệp tuy chưa đạt so với kế hoạch kinh doanh, nhưng đã tăng dần 270% so với khi chưa tham gia liên minh.
Từ mô hình bảo tồn và phát triển vịt bầu Quỳ bản địa của huyện Quế Phong thông qua doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu, thời gian qua các huyện miền núi Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong khi triển khai chương trình 135/CP đều tới trang trại ông Diệu để mua giống vịt bầu Quỳ về nhân giống ở các làng bản được hưởng lợi chương trình. Ngoài bảo tồngiống vịt nhân ra khắp nơi, ông Diệu còn nuôi vịt siêu đẻ7000 con, đẻ 1,6 vạn quả trứng/tháng. Từ trang trại vịt bầu dưới chân cầu xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, đến nay ông Diệu đã có thêm bốn trại nuôi vịt khác nằm ở hai huyện Quỳ Châu và Quế Phong. Với năm lò ấp, mỗi năm doanh nghiệp cung ứng cho người dân hai huyện Quỳ Châu và Quế Phong mười vạn con vịt giống bầu Quỳ, giúp nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định.
Vịt bầu quỳ là loại thực phẩm “đặc sản” của xứ Nghệ, vừa có giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế cao, thị trường ưa chuộng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng việc duy trì và phát triển loại giống này hiện tại chưa được quan tâm đúng mức. Muốn bảo tồn, phát triển giống vịt quý này phải được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành và cả cộng đồng. Vì vậy, sự hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và PTNT là rất cần thiết. Cũng như UBND tỉnh Nghệ An nóichung, UBND huyện Quế Phong tiếp tục quan tâm, đầu tư hỗ trợ để duy trì và phát triển Vịt bầu quỳtrên địa bàn. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóađói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc trong vùng, đồng thời bảovệ nguồn gel quý hiếm trên địa bàn Nghệ An.
Loading the player...